Làm việc 24/7: MONDAY - SUNDAY
Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Công ty điện lạnh hà nội với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác thi công lắp đặt điều hòa trung tâm vrv, sửa chữa và bảo trì bảo dưỡng hệ thống điều hòa trung tâm vrv daikin tại hà nội và cả khu vực miền bắc, các tỉnh thành lân cận đưa ra bảng hệ thống quy trình vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa trung tâm.
Quy trình bảo dưỡng điều hòa trung tâm vrv daikin có thể áp dụng cho tất cả các hệ thống điều hòa trung tâm vrv khác như toshiba, samsung, panasonic hoặc nagakawa, mitsubishi...
Quý khách hàng có thể tham khảo quy trình bảo dưỡng điều hòa trung tâm vrv cả chúng tôi tại đây. Nếu có bất cứ thắc mắc, yêu cầu nào về quy trình hoặc yêu cầu về khảo sát, báo giá bảo dưỡng điều hòa trung tâm vrv.
>> Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới công ty điện lạnh hà nội qua Hotline: 0246.259.1252 để được nhân viên tư vấn, trao đổi và báo giá làm việc liên tục 24/7 các ngày trong tuần.
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG
GÓI THẦU: BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
DỰ ÁN : 02 TÒA CHUNG CƯ THƯƠNG MẠI 20 TẦNG
ĐỊA CHỈ : HÀ NỘI
CHỦ ĐẦU TƯ : TDCTHN
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU THI CÔNG
CÔNG TY ĐIỆN LẠNH HÀ NỘI
CHƯƠNG I - SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG
Quy trình bảo dưỡng điều hòa trung tâm vrv daikin
THUYẾT MINH SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG
1. Chỉ huy trưởng công trình:
Chỉ huy công trình là một kỹ sư chuyên ngành ĐHKK có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức và điều hành thi công các công trình về ĐHKK, đã từng làm chủ nhiệm ít nhất 2 công trình có quy mô và tính chất tương tự. Là người phụ trách việc tổ chức và giám sát thi công tại công trường đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, vệ sinh.
Chỉ huy trưởng có các nhiệm vụ chính như sau :
1- Tổ chức thi công :
- Quản lý các kỹ sư, các giám sát, các đơn vị thi công đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch, chất lượng và an toàn.
- Quản lý văn phòng công trường.
- Lập yêu cầu, tiếp nhận, quản lý, cấp phát vật tư thiết bị đến công trường. Bảo quản, thống kê cập nhật báo cáo định kỳ.
- Tổ chức và quản lý về an toàn, vệ sinh, chống cháy, chống mất cắp tại công trường.
- Cùng với trưởng Ban điều hành thực hiện việc thử nghiệm, quyết toán vật tư thiết bị, làm các hồ sơ hoàn công, thiết lập bộ phận bảo hành, tổ chức huấn luyện khách hàng.
2 - Nhiệm vụ về tài chính :
- Lập số liệu để cung cấp cho trưởng Ban điều hành và Bộ phận Hành Chính - Kế toán để làm hồ sơ thanh toán với khách hàng.
- Xác định số liệu phát sinh.
3 - Nhiệm vụ về giao ban, báo cáo :
- Cùng trưởng Ban điều hành giao ban định kỳ với khách hàng.
- Làm các báo cáo thường kỳ cho trưởng Ban điều hành về vấn đề tổ chức thi công của mình.
Chỉ huy trưởng có quyền :
- Từ chối nhân sự không phù hợp.
- Yêu cầu trưởng Ban điều hành cung cấp nguồn lực (nhân lực, vật lực) kịp thời và phù hợp, đầy đủ.
- Từ chối việc thi công không đúng nội quy công trường, đặc biệt là vấn đề an toàn.
- Điều động nhân sự, đề xuất lương, chi phí thoả đáng.
2. Bộ phận kỹ thuật thi công:
Bộ phận kỹ thuật bảo dưỡng điều hòa trung tâm vrv
Bao gồm các kỹ thuật viên, các đội thi công có nhiều năm kinh nghiệm tổ chức thi công.
- Lập kế hoạch thi công, chỉ đạo từng hạng mục công việc
- Giám sát, xác định công việc theo đúng thiết kế cho các tổ sản xuất thực hiện.
- Tổ chức phối hợp với cán bộ giám sát nghiệm thu nội bộ công trình và nghiệm thu với cán bộ của Chủ đầu tư.
3. Bộ phận cung cấp vật tư thiết bị:
- Theo kế hoạch tổ chức thi công để thực hiện cung cấp đầy đủ các vật tư, thiết bị và phụ kiện phục vụ cho công tác vệ sinh bảo trì.
4. Các đội thi công:
Từng tổ đội thi công bảo dưỡng điều hòa vrv âm trần
Có nhiệm vụ thực hiện các công việc được chỉ huy công trình giao theo đúng tiến độ, chất lượng, kỹ thuật và an toàn lao động được ghi trong hợp đồng giao khoán công việc. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các nhóm chức năng tại công trình. Các đội thi công gồm có:
- Đội bảo trì hệ thống dàn lạnh điều hòa trung tâm
- Đội bảo trì hệ thống dàn nóng điều hòa trung tâm
- Đội kiểm tra hệ thống điện, nước ngưng và dầu lạnh, gas lạnh của điều hòa trung tâm.
CHƯƠNG II: PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG BẢO TRÌ
Để việc thi công công trình theo đúng tiến độ và đạt yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng thì việc đề ra biện pháp tổ chức thi công hợp lý là cần thiết. Quá trình thi công sẽ chia thành các giai đoạn như sau:
1) Giai đoạn 1: Chuẩn bị thi công bảo trì
Hình thành cơ cấu tổ chức triển khai thi công bằng cách lập các sơ đồ phân công cụ thể trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân tham gia vào công trình. Trên cơ sở đó các phòng ban sẽ phối hợp với nhau để lên kế hoạch triển khai thi công, cụ thể như sau:
+ Bộ phận vật tư lập kế hoạch mua vật tư trong nước và vật tư nhập khẩu.
Cung cấp và nạp gas điều hòa trung tâm vrv/vrf
- Ngay sau khi hợp đồng được ký kết nhà thầu sẽ tiến hành ngay việc chuẩn bị các vật tư: Bơm nước, bạt bảo trì, dầu máy, gas và các phụ kiện thi công bảo trì khác.
+ Phòng kỹ thuật.
- Lập kế hoạch tiến độ thi công và biểu đồ nhân lực.
- Rà soát lại hồ sơ thiết kế thi công bảo trì hệ thống điều hoà, kiểm tra danh mục thiết bị so sánh với hiện trạng thực tế tại công trường và quan trọng nhất là kết hợp với các nhà thầu có liên quan như PCCC, nhà thầu điện nhẹ, âm thanh, nội thất v.v... để tìm ra những thay đổi, thiếu sót, lên phương án điều chỉnh.
- Tại công đoạn này sẽ phải xác định xem các công việc nào sẽ là điều kiện tiên quyết phải tuân theo, việc nào có thể thay đổi được cho phù hợp điều kiện thực tế. Ví dụ như: các vị trí dàn nóng và dàn lạnh, thực hiện tháo bỏ hoặc tháo dời các cửa gió, hệ thống lưới lọc, các vị trí có thể thực hiện vệ sinh bảo trì hoặc không thể thực hiện vệ sinh bảo trì(ngân hàng làm việc hoặc các phòng server, văn phòng đặc trưng...)...
- Thống kê số lượng, chủng loại, thiết bị theo hồ sơ, tập trung các bản vẽ thiết kế lắp đặt, các bản vẽ gia công, thực tế thi công và các hồ sơ thủ tục liên quan để chuẩn bị vào giai đoạn nghiệm thu hệ thống.
+ Thành lập bộ phận triển khai thi công: Trên cơ sở bố trí nhân lực cho công trình.
- Liên hệ với Chủ đầu tư để tiến hành nhận mặt bằng thi công.
- Khảo sát và liên hệ với Chủ đầu tư để có được nguồn điện thi công.
- Tổ chức phổ biến qui trình thi công, nội qui thi công và an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy cho công nhân trong điều kiện thực tế của công trình.
- Tập kết vật liệu, thiết bị, máy móc thi công tại công trình.
- Thông báo với bên chủ đầu tư và các đơn vị liên quan về thời gian bắt đầu triển khai thi công.
2) Giai đoạn 2 : Thi công
Kiểm tra khảo sát hệ thống điều hòa trung tâm vrv
Thực hiện bảo trì hệ thống điều hòa được tổ chức theo dây chuyền, thực hiện đồng thời các hạng mục hoặc theo thứ tự tùy thuộc theo mặt bằng, địa hình thực tế cùng với các yếu tố phát sinh từ bên ngoài.
Thực hiện vệ sinh bảo trì hệ thống dàn nóng và dàn lạnh, kiểm tra hệ thống điện, đường ống nước ngưng và dầu máy, hệ thống gas của điều hòa trung tâm. Tất cả sẽ được thi công đồng thời thứ tự theo nguyên tắc đi từ tầng cao nhất về tầng thấp nhất hoặc ngược lại trong cùng 1 tổ máy, thực hiện thứ tự lần lượt theo từng tòa nhà.
3) Giai đoạn 3: Kiểm tra, chạy thử:
Kiểm tra chất lượng sản phẩm, thiết bị điều hòa và điều khiển trước khi bảo trì.
Kiểm tra bằng mắt thường các sản phẩm chính cần bảo trì trước khi tiến hành bảo trì toàn bộ hệ thống.
Kiểm tra bằng mắt thường các thiết bị : ống đồng, ống nước xả, hệ thống ống gió, miệng gió cấp, miệng gió hồi trước khi thi công.
Kiểm tra cung cấp vật tư trên cơ sở Quyết định số 35/1999/QĐ - BXD về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
4) Giai đoạn 4: Nghiệm thu và bàn giao sản phẩm:
Kiểm tra và nghiệm thu sau khi bảo dưỡng điều hòa vrv
Thực hiện nghiệm thu và bàn giao sản phẩm, hồ sơ quyết toán và các thủ tục liên quan để bàn giao công trình.
Phối hợp thực hiện:
- Việc thực hiện thi công bảo trì hệ thống điều hoà không khí cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, tổ chức và chủ đầu tư trên công trình để lập kế hoạch thi công đồng bộ cho từng giai đoạn, từng ngày ... dưới sự chỉ đạo của Ban quản lý công trình để đảm bảo tiến độ chung.
- Quá trình thi công nếu gặp khó khăn hoặc có những phát sinh cần giải quyết, hai bên A(đơn vị thi công) và B(chủ đầu tư, đơn vị cung cấp...) cần thông báo cho nhau để kịp thời giải quyết.
CHƯƠNG III: TRIỂN KHAI CHI TIẾT THI CÔNG
Căn cứ tiến độ thi công và dựa trên các tài liệu kỹ thuật, điều kiện thực tế tại công trường, chúng tôi đưa ra các kỹ thuật chi tiết cho công tác thi công như sau :
a) Giai đoạn chuẩn bị:
+ Xác định từng công đoạn: Có nhiều cách để phân chia công việc. Ví dụ phân chia ranh giới công việc theo diện tích (kiểm tra tháo bỏ hệ thống cửa gió, lưới lọc bụi, dàn lạnh...) phân chia theo công việc liên quan kiểm tra hệ thống thoát nước ngưng, bảng điều khiển, các vị trí đấu nối điện...). Việc phân chia này phải thật rõ ràng, dễ hiểu, tránh chồng chéo ...
+ Chuẩn bị các vật tư và thiết bị phụ trợ thi công.
b) Giai đoạn thi công:
b.1) Vệ sinh bảo trì dàn lạnh điều hòa trung tâm vrv daikin.
Vệ sinh bảo dưỡng dàn lạnh điều hòa trung tâm vrv
+ Trên cơ sở thực tế công trình đã được bên B thông qua(chủ đầu tư, đơn vị cung cấp...) tiến hành công tác xác định vị thiết bị dàn lạnh, các tuyến đi ống dẫn gas, điện điều khiển cũng như hệ thống ống thoát nước ngưng tại công trình. Xác định vị trí tất cả các cửa gió/miệng gió cấp và miệng gió hồi, sau khi được đồng ý của Chủ đầu tư/đơn vị sửa dụng hiện tại mới được phép thực hiện tháo bỏ để vệ sinh bảo trì.
+ Tại các vị trí của từng tầng, sau khi thực hiện vệ sinh dàn lạnh cần đánh dấu hoặc ghi chép lại để tránh tình trạng bỏ sót hoặc làm đi làm lại nhiều lần...
+ Thực hiện tháo hoặc nhấc các miệng thăm trần của các dàn lạnh âm trần nối ống gió để sang vị trí bên cạnh hoặc đặt trên trần nhà để kiểm tra các hệ thống ống gas, ống nước ngưng và dây điện.
+ Do kết cấu trần của công trình này là loại trần thả, một số là trần thô nên cần thực thực hiện vệ sinh dàn lạnh với lưới lọc bụi cho từng dàn lạnh. Vệ sinh và lau khô các vị trí dàn lạnh, lưới lọc để tránh nước và hơi ẩm tác động vào máy làm hỏng main/board mạch, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng của thiết bị.
b.2) Kiểm tra tất cả các vị trí ống nước ngưng, hệ thống đường điện và các vị trí điều khiển.
+ Sau khi vệ sinh tất cả các dàn lạnh, ta xác định vị trí dàn lạnh để thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ thống đường nước ngưng, bảo ôn và các vị trí đấu hiện, zacore và hệ thống bảng điện điều khiển.
-.Đối với các dàn lạnh có gặp phải sự cố tuột ống hoặc bị chảy nước ở hệ thống nước ngưng dàn lạnh, cần thực hiện khắc phục và thay thế, bọc và quấn lại khi cần thiết.
- Thực hiện đánh dấu và phân loại toàn bộ hệ thống dây điện, hệ thống điện điều khiển cho từng dàn lạnh và từng tầng, từng phòng cho chủ đầu tư và khách hàng sử dụng.
b.3) Vệ sinh bảo trì hệ thống cửa gió, miệng gió thổi và miệng gió hồi.
- Vệ sinh tất cả các cửa gió hồi (Indoor):
Vệ sinh cửa gió hồi dàn lạnh âm trần nối ống gió
+ Kiểm tra kỹ càng các miệng hồi trước khi thực hiện tháo bỏ, tránh để sót hoặc bỏ quên các miệng gió không được vệ sinh bảo trì, tất cả các miệng gió hồi thuộc kiểu miệng gió nan thường bao gồm lưới lọc bụi..
+ Thực hiện nhấc hoặc hạ tất cả các miệng gió hồi của từng tầng, từng phòng rồi thực hiện vệ sinh, xịt rửa ở bên trong các nhà vệ sinh cửa từng tầng đó rồi sau đó lau khô và lau chùi lại trước khi lắp lại vị trí ban đầu.
+ Kiểm tra tất cả các vị trí cửa gió hồi bị lệch so với vị trí trần, các cửa gió bị thiếu hoặc mất lưới lọc bụi sau đó thông báo với chủ đầu tư/đơn vị sử dụng.
- Vệ sinh các cửa gió thổi (Indoor):
+ Tương tự như các miệng gió hồi, đối với các miệng gió thổi số lượng lớn hơn rất nhiều nên cần thực hiện tháo/hạ tất cả các cửa rồi vệ sinh cùng một lúc sau đó thực hiện lau khô và lắp đặt lại vị trí ban đầu.
Chú ý:
- Với hệ thống dàn lạnh điều hòa âm trần nối ống giú cần thực hiện kiểm tra hệ thống quạt dàn lạnh có bẩn hay không để có phương án vệ sinh quạt giúp tăng hiệu quả sử dụng của máy.
- Kiểm tra hệ thống dây điện nguồn và dây điện tín hiệu mặt lạnh có bị đứt, chuột cắn hoặc hở và cần khắc phục bằng cách quấn lại, đấu nối lại và thay thế nếu cần thiết.
- Đường ống nước ngưng cần được bọc bảo ôn kín và bọc băng quấn để tránh hiện tượng chảy nước, rò rỉ nước làm chập cháy điện và hỏng hệ thống trần thạch cao.
- Cần vệ sinh thật khô và sạch các lưới lọc, các bộ phận bảo vệ dàn lạnh sau khi vệ sinh để tránh đọng nước, chảy nước ngược vào máy.
- Tuyệt đối không làm ướt hoặc chảy nước và các vị trí dàn lạnh, board mạch dàn lạnh để tránh chập cháy.
- Trong quá trình vệ sinh bảo trì dàn lạnh, nếu để nước hoặc dầu chảy vào dàn lạnh cần lau thật khô và đợi để chạy thử để kiểm tra và khắc phục trước khi sử dụng cho toàn hệ thống.
Vệ sinh bảo dưỡng dàn nóng điều hòa trung tâm vrv
+ Cho chạy và kiểm tra quá trình làm việc của dàn nóng, kiểm tra tốc độ chạy của quạt dàn nóng, tần số chạy quạt và hiệu suất chạy của dàn nóng trước khi thực hiện vệ sinh dàn nóng.
+ Thực hiện vệ sinh cho từng dàn nóng và cả hệ thống dàn nóng của từng tổ và hệ thống dàn nóng của tòa nhà bằng các thiết bị chuyên dụng.
+ Sau khi thực hiện vệ sinh cho từng dàn nóng điều hòa, cho máy chạy và kiểm tra hệ thống thoát nước cùng với các thông số sử dụng.
+ Thực hiện kiểm tra tình trạng làm việc của các bộ phận cảm biến nhiệt độ và các bộ cảm biến đo gas, đo áp suất ở dàn nóng sau khi thực hiện vệ sinh máy.
+ Kiểm tra số lượng dầu lạnh và bổ sung dầu block.
+ Kiểm tra áp suất hút và áp suất đẩy của các đầu ống sau khi thực hiện vệ sinh dàn nóng.
+ Kiểm tra và nạp gas bổ sung cho dàn nóng điều hòa trung tâm vrv daikin.
Kiểm tra bổ sung gas điều hòa trung tâm vrv daikin
+ Kiểm tra, hiệu chỉnh nếu các khớp nối ống, các vị trí bắt zacore và đầu nối ống bằng cách siết lại bulong và các vị trí nối.
+ Kiểm tra kết nối, đường truyền tín hiệu điều khiển giữa các outdoor với outdoor, outdoor với indoor và indoor với indoor. Kiểm tra các chế độ vận hành điều khiển outdoor-outdoor.
+ Đo cường độ dòng điện của motor và so sánh với tiêu chuẩn, đo độ cách điện của máy nén.
+ Kiểm tra và xử lý rung động trong quá trình vận hành, các vấn đề về hệ thống gas áp suất, nhiệt độ.
3. GIAI ĐOẠN 3: CÔNG TÁC CHẠY THỬ, HIỆU CHỈNH
Kiểm tra và chạy thử máy sau khi bảo dưỡng điều hòa
+ Các bước kiểm tra sau khi cấp nguồn hoạt động :
- Kiểm tra tổng quát: Kiểm tra lại toàn bộ các dàn nóng, lạnh xem đã vệ sinh hết tất cả hay chưa.
- Kiểm tra điện áp, cường độ dòng điện.
- Kiểm tra hướng quay của quạt.
- Mở van chặn đường ống dẫn ga.
- Mở van chặn đường ống dẫn dầu dịch lỏng.
- Dùng thiết bị đo độ cách nhiệt tại 500V. Chú ý không dùng thiết bị đo cách nhiệt giữa dàn lạnh và dàn nóng hay giữa dàn lạnh và RC (dòng thấp áp).
+ Bật công tắc nguồn điện chính :
- Bật công tắc dàn nóng: Công tắc dàn nóng phải được bật trước 6 giờ trước khi hệ thống khởi động nhằm cung cấp năng lượng cho điện trở sưởi.
- Bật công tắc dàn lạnh.
- Cài đặt từng công tắc cho các chế độ khác nhau.
+ Kiểm tra hoạt động:
- Đặt chế độ chạy thử: nhấn nút chạy thử (test) trên điều khiển và cho hoạt động khoảng 30 phút.
- Đặt chế độ hoạt động làm lạnh: Chạy thử khoảng 5 giây, sau 3 phút cho khởi động lại (để tránh tình trạng dịch lỏng tràn về).
- Kiểm tra độ cách điện của dàn nóng (trước khi cấp nguồn).
- Kiểm tra điện áp, cường độ dòng điện.
- Kiểm tra áp suất nén và áp suất hút.
- Kiểm tra nhiệt độ đường nén và đường hút.
- Kiểm tra tần số của máy nén.
- Kiểm tra nhiệt độ làm lạnh (nhiệt độ gió hút vào, nhiệt độ gió cấp).
- Kiểm tra nhiệt độ sưởi ấm (nhiệt độ gió hút vào, nhiệt độ gió cấp).
4. GIAI ĐOẠN 4: BÀN GIAO CHO KHÁCH HÀNG.
- Sau khi hoàn tất việc kiểm tra chạy thử, bên thi công bảo trì sẽ tiến hành làm báo cáo theo mẫu danh mục kiểm tra Hệ VRV (Phụ lục ...) Soạn thảo Hướng dẫn vận hành thiết bị cùng các tài liệu in ấn có liên quan khác để bàn giao cho Chủ đầu tư.
- Hồ sơ nghiệm thu: Các bảng thống kê số liện thi công bảo trì, bảng đánh giá chất lượng sản phẩm, các biên bản kiểm tra đo đạc và nghiệm thu từng phần trong quá trình bảo trỡ và vận hành.
- Biên bản bàn giao đưa vào sử dụng.
CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ.
Với phương châm phòng cháy hơn chữa cháy nên CBCNV của công ty đã thường xuyên được phổ biến nội quy, tuyên truyền giáo dục, kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở tinh thần cảnh giác, tích cực ngăn ngừa và thực hiện tốt pháp lệnh về phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra ở các tổ đội, văn phòng đã có nội quy PCCC.
Công ty cũng thường xuyên kiểm tra công tác PCCC tại các công trình, bố trí tổ bảo vệ công trường kiêm lực lượng PCCC trường trực tại công trường trong thời gian công nhân nghỉ thi công.
Để đảm bảo tốt công tác phòng cháy chữa cháy cho công trình, bắt buộc đơn vị thi công phải thực hiện đầy đủ các vấn đề sau:
- Phổ biến lại nội quy an toàn và học tập về phòng và chống cháy nổ, Chỉ huy công trình là người thường trực chỉ đạo công tác phòng và chống cháy nổ.
- Chuẩn bị các tiêu lệnh phòng cháy, chữa cháy và cứu hoả (Bình CO2 và bình bột). Dự kiến bố trí 02 bình CO2 và 02 bình bột tại mỗi kho chứa vật tư thiết bị, tiêu lệnh chữa cháy tại các vị trí thi công, các vị trí tập kết vật tư thiết bị.
- Phải bố trí sắp xếp vật tư thiết bị gọn gàng, bố đường đi lối lại khu vực thi công thông thoáng và thuận lợi.
- Thực hiện chế độ bảo quản vật tư, xe máy, thiết bị theo đúng quy định về phòng chống cháy nổ. Các hệ thống điện của công trường từ trạm biến thế đến các khu vực dùng điện thưòng xuyên được kiểm tra, có nghi vấn sẽ được báo ngay để kịp thời tiến hành sửa chữa.
- Người chỉ huy công trường được trang bị điện thoại di động phục vụ cho việc điều hành sản xuất và liên lạc với các cơ quan chức năng của chính quyền địa phương khi cần thiết. Ngoài ra tại công trường còn có xe máy để đảm bảo liên lạc trực tiếp.
***Nếu có sự cố xẩy ra cần phải triển khai kịp thời công tác PCCC bằng cách gọi điện cho 114 để ứng cứu đồng thời huy động lực lượng công nhân trên công trường cứu chữa, sơ tán vật tư, cắt điện, sử dụng bình bọt đã được dự trữ tại công trường.
>> Đây là toàn bộ quy trình vệ sinh bảo trì, bảo dưỡng điều hòa trung tâm vrv của công ty điện lạnh hà nội, bao gồm cả quy trình đảm bảo an toàn về nguyên tắc phòng cháy chữa cháy.
=> Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, liên hệ khảo sát và báo giá bảo trì bảo dưỡng điều hòa với các dòng máy trung tâm vrv/vrf, báo giá sửa điều hòa ở hà nội vui lòng liên hệ tới công ty qua Hotline: 0246.259.1252 ngay hôm nay để được chúng tôi trả lời, giải đáp mọi thắc mắc một cách tốt nhất.